

Kỹ thuật trồng cải mèo
Kỹ thuật trồng cải mèo
1.Thời vụ
Rau cải mèo có thể gieo trồng được quanh năm. Nhưng tùy vào từng thời điểm mà bố trí thời vụ sao cho hợp lý để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
Trái vụ: Gieo hạt vào tháng 4 đến tháng 7
Vụ sớm: Gieo hạt tháng 8-9 thu hoạch tháng 9-11
Vụ chính: Gieo hạt tháng 10-11 thu hoạch tháng 11-1 năm sau
Vụ muộn: Gieo hạt tháng 11-12 thu hoạch tháng 01 tháng 03 năm sau
2.Trồng cây
– Tiêu chuẩn cây giống: Cây khoẻ, sạch bệnh, phiến lá tròn, đốt sít nhau, mập, lùn, có 5-6 lá thật.
– Đất trồng: Sạch cỏ, tơi xốp, luống rộng 1,1-1,2 m cả rãnh, cao từ 15-25cm.
– Mật động trồng: Vụ sớm, chính vụ và vụ muộn: Trồng 2 hàng/luống kiểu nanh sấu theo kích thước: 50×50 cm (hàng cách hàng 50 cm, cây cách cây 50 cm). Tương ứng với 32.000-33.000 cây/ha.
3.Phân bón
Chỉ sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai mục, Bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học.
– Lượng phân bón
Loại phân | Lượng bón | Bón lót (%) | Bón thúc (%) | Ghi chú | ||
(kg/ha) | (kg/sào) | Lần1 | Lần 2 | |||
Phân hữu cơ ủ hoai | 4.000 – 5.500 | 150 – 200 | 100 | – | – | – Thời gian bón thúc lần 1: Sau khi trồng 7 – 10 ngày. – Thời gian bón thúc lần 2: Sau lần 1 từ 10- 15 ngày (theo dõi cây trồng, chỉ bón thúc đạm ure lần 2 khi cây có nhu cầu). – Đối với phân super lân khi bón thúc nên hòa loãng với nước để tưới. |
Phân hữu cơ vi sinh | 550 – 700 | 20 – 25 | 50 | 50 | – | |
Đạm urê | 55 – 90 | 2 – 3 | – | 50 | 50 | |
Super lân | 140 – 180 | 5 – 6 | 60 | 40 | – | |
Kali clorua | 90 – 110 | 3 – 4 | – | 50 | 50 | |
NPK (5:10:3) | 560 – 700 | 20 – 25 | 50 | 30 | 20 |
Chú ý: Trường hợp không có phân chuồng hoai mục, có thể dùng phân hữu cơ vi sinh để thay thế, đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt, đảm bảo thời gian cách ly với phân đạm urê ít nhất 10 ngày trước khi thu hoạch.
4.Chăm sóc tưới nước
Tưới nước: Sau khi trồng phải tưới đủ ẩm vào buổi sáng và chiều mát cho đến khi cây bén rễ hồi xanh. Sau khi vun xới đợt 1 và đợt 2 tưới nước vào rãnh cho nước ngấm 2/3 rãnh sau đó tháo hết nước.
Thường xuyên làm cỏ và tỉa bỏ các lá già, lá bị sâu bệnh
5.Phòng trừ sâu bệnh hại
5.1. Biện pháp canh tác, thủ công
– Nên trồng luân canh với cây khác họ hoa Thập tự như Lúa nước và các cây trồng cạn khác nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh chuyển tiếp.
– Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại.
– Áp dụng biện pháp thủ công: ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non khi mật độ sâu thấp (áp dụng với sâu xanh bướm trắng, sâu khoang), phát hiện và tỉa bỏ những cây bị bệnh thối gốc đem tiêu huỷ.
– Quây nilon kín quanh ruộng (cao 0,9 – 1,2m) trước khi gieo hạt, để ngăn chặn bọ nhảy vào gây hại.
5.2 Biện pháp sử dụng thuốc BVTV
Sử dụng các loại thuốc BVTV có trong danh mục thuốc BVTV, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng để đảm bảo an toàn, chú ý các đối tượng sâu bệnh như:
– Giai đoạn sau trồng 30 ngày: Chú ý các đối tượng bọ nhảy sọc cong, sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, rệp muội và bệnh thối gốc.
– Giai đoạn cuối vụ: Chú ý các đối tượng sâu xanh bướm trắng, sâu khoang và sâu tơ.
6.Thu hoạch
Cải trồng sau trồng 2,5-3 tháng ta có thể thu hoạch.
You Might Also Like
Leave Comments Cancel reply
Kiến thức mới
Văn hóa công ty
-
Khách hàng là trung tâm
BigFarm luôn tâm niệm khách hàng là trung tâm trong tất cả các hoạt động của mình. -
Tôn trọng khách hàng
Khách hàng là niềm cảm hứng cho những sáng tạo trong từng thiết kế của BigFarm. -
Dịch vụ chu đáo
BigFarm cam kết luôn cung cấp giải pháp cho khách hàng với dịch vụ tốt nhất.